Sự nghiệp văn chương Chūya_Nakahara

Khởi đầu, Chūya yêu thích thơ Tanka- một thể thơ truyền thống của Nhật Bản. Nhưng về sau, vào những năm tháng thiếu thời, ông lại bị thu hút bởi thể tự do hiện đại, được chủ trương bởi 2 nhà thơ theo chủ nghĩa Dada, Takahashi Shinkichi và Tominaga Taro.

Chuyển đến Tokyo, ông gặp Kawakami Tetsutaro và Ooka Shohei. Cùng với họ, ông đã bắt đầu xuất bản tạp chí thơ ca Hakuchigun (Tạm dịch từ Anh ngữ: Những kẻ dại khờ). Ông đã kết bạn với nhà phê bình văn học có sức ảnh hưởng lớn thời bấy giờ: Kobayashi Hideo, người đã giới thiệu ông đến với những nhà thơ theo trường phái tượng trưng: Arthur Rimbaud và Paul Verlain. Về sau, thơ của họ đã được ông dịch ra tiếng Nhật. Đặc biệt, Rimbaud đã ảnh hưởng, không chỉ mạnh mẽ đến thơ ca, mà còn đến lối sống của ông- lối sống Bôhem (lối sống tự do, phóng khoáng về cả sinh hoạt lẫn đạo đức).

Trong những tác phẩm của mình, Chūya áp dụng lối đếm năm và bảy truyền thống trong thơ haiku và tanka, nhưng thường biến thể chúng để có thể giữ được nhịp điệu của bài thơ. Một số bài thơ của ông thậm chí còn được dùng làm lời bài hát. Có thể nói: ảnh hưởng mang tính giai điệu này đã được tính từ trước.

Những tác phẩm của Chūya bị từ chối bởi nhiều nhà xuất bản. Tuy nhiên, ông vẫn chủ yếu thấy thỏa mãn hơn với công việc ở những tạp chí nhỏ, bao gồm Yamamazu, một tạp chí mà ông và Kobayashi Hideo đã lập ra cùng nhau(mặc dù tạp chí Shiki và Bungakukai vẫn chiếu cố xuất bản tác phẩm của ông vào một số dịp nhất định). Ông tiếp tục làm bạn với Kobayashi cho đến cuối đời, bỏ qua việc Yasuko Hasegawa đã bỏ ông và đến sống với Kobayashi.

Vào tháng 12 năm 1927, ông gặp nhà soạn nhạc Saburō Moroi, người mà sau đó được chuyển thể một số bài thơ của ông thành nhạc.

Vào tháng 4 năm 1931, Chūya được nhận vào Trường Đại học Ngoại ngữ Tokyo (nguyên bản tiếng Anh: Tokyo Foreign Language College) ở Kanda (Tokyo) để học tiếng Pháp cho tới tháng 3 năm 1933. Con trai đầu lòng của ông, Fumiya được sinh vào tháng 10 năm 1934. Tuy nhiên cái chết của Fumiya vào tháng 11 năm 1936 đã đẩy ông vào tình trạng suy sụp hoàn toàn. Ông chưa bao giờ hồi phục một cách hoàn chỉnh được. Rất nhiều những bài thơ của ông sau đó mang chiều hướng hoài niệm và như muốn làm xoa dịu nỗi đau không cùng ấy.

Vào tháng 1 năm 1937, Chūya nhập viện ở Chiba. Vào tháng 2, ông được rời viện và trở lại Kamakura. Ông để lại một số tác phẩm cho Kobayashi Hideo và lập kế hoạch trở về quê nhà ở Yamaguchi khi mất vào tháng 10 năm 1937 vào tuổi 30 vì chứng viêm màng não. Ông được chôn cất ở Yamaguchi.